Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Cẩm nang khóa thiền




PHÉP THỌ TRÌ BÁT QUAN TRAI GIỚI
Ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposatha sīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante.
Dutiyampi, …
Tatiyampi, ...

Bạch chư Đại đức Tăng chúng con xin thọ trì Tam qui và Bát quan trai giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích.
Bạch chư Đại đức Tăng chúng con xin thọ trì Tam qui và Bát quan trai giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ nhì.
Bạch chư Đại đức Tăng chúng con xin thọ trì Tam qui và Bát quan trai giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ ba.


Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa (3 lần)
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng cao thượng, được chứng quả Chánh Biến Tri do ngài tự ngộ không thầy chỉ dạy. (3 lần)
QUI Y TAM BẢO
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin qui y Phật.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin qui y Pháp.
Saṅgham saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin qui y Tăng.

Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật lần thứ nhì.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin qui y Pháp lần thứ nhì.
Dutiyampi Saṅgham saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin qui y Tăng lần thứ nhì.


Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật lần thứ ba.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin qui y Pháp lần thứ ba.
Tatiyampi Saṅgham saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin qui y Tăng lần thứ ba.

Thầy truyền giới: Tisaraṇaggahanaṃ paripuṇṇam
Phép qui y Tam bảo tròn đủ chỉ có bấy nhiêu.

Phật tử thọ giới: Āma Bhante - Dạ, Xin vâng.



PHẦN BÁT QUAN GIỚI

1. Pāṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
1- Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh.

2. Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
2- Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.

3. Abrahmacariyā veramaṇī sikkhāpadaṃ       samādiyāmi.
3- Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự thông dâm.

4. Musāvādā veramaṇī sikkāpadaṃ samādiyāmi.
4- Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.

5.Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
5- Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say.

6. Vikālabhojanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
6- Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự ăn sái giờ.

7. Nācca gīta vādita visūka dassana mālāgandha vilepana dhārana maṇdaṇa vibhūsanaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
7- Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự múa hát, đàn kèn, xem ca hát, nghe đàn kèn và trang điểm thoa vật thơm, đánh phấn son, đeo trang sức.

8. Uccāsayana mahāsayanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
8- Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.


Idaṃ me puññaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu.
Do sự phước báu mà chúng con đã trong sạch làm đây, hãy là món duyên lành, để dứt khỏi những điều ô nhiễm, ngủ ngầm nơi tâm trong ngày vị lai.

Idaṃ me silaṃ Nibbānassa paccayo hotu.
Nguyện cho việc giữ giới này trợ duyên cho con sớm chứng ngộ Niết Bàn.

Thầy truyền giới: Appamadena sampadetha
Quý vị hãy cố gắng nỗ lực, chớ nên buông lung.

Phật tử thọ giới: Ama Bhante. Dạ xin vâng.


Những Nguyên Tắc Căn Bản Để Tích Cực Hành Thiền Quán (Vipassanā)

1. Hành giả nên thực tập thiền tọa và thiền hành nghiêm túc 14 tiếng mỗi ngày.

2. Thiền giả nên sống hạnh  độc cư và im lặng quán sát. Giao tiếp xã hội hoàn toàn không được khuyến khích.

3. Hành giả phải hạn chế nói chuyện.

4. Hành giả hạn chế tối đa việc đọc và viết.

5. Hành giả cư sỹ phải thọ trì 8 giới một cách cẩn thận. Không được hút thuốc. Chư Tăng Ni hành giả nghiêm trì Giới luật mà mình đã thọ.

6. Hành giả phải nghiêm chỉnh chấp hành theo sự hướng dẫn của Thiền sư và không nên thực hành theo các phương pháp thiền khác.

7. Hành giả không được dự vào các hoạt động không liên quan đến hành thiền tích cực (như nghe radio, nghe băng đĩa, mát-xa /xoa bóp, chụp hình, sưu tầm sách, châm cứu, tiếp khách, nấu ăn, học ngoại ngữ….)

8. Hành giả phải chế ngự các căn. Hành giả nên hành động như người mù, người điếc, người câm, người bệnh và người chết.

9. Hành giả phải thực hiện các động tác một cách chậm rãi.

10. Ngủ nghỉ nên hạn chế từ 4 đến 6 tiếng trong 24 giờ mỗi ngày.

11. Hành giả nên tu tập với thái độ:

  - tôn kính và chân thành
  - siêng năng
  - chân thật và trung thực
  - tinh tấn vượt bực
  - kiên trì
  - nhẫn nại
  - duy trì liên tục, chánh niệm từng sát-na từ lúc sáng sớm thức dậy đến khi chìm vào giấc ngủ ban đêm.

12. Không có thời gian trống để suy nghĩ, nghiền ngẫm, suy xét, phân tích, diễn giải trong thời gian hành thiền tích cực.

Nói chung, thiền dành cho những ai có tâm bình thường và ổn định. Tuy nhiên, nếu một người trong tình trạng tinh thần không thích hợp tu thiền tích cực, đặc biệt không nghiêm trì giới luật, thì người này không được nhận vào làm thiền sinh.

NỘI QUY KHÓA THIỀN TTT 2013

Để trợ duyên cho việc hành thiền đạt kết quả tốt đẹp, mong quý thiền sinh tuân thủ những điều lệ mà Ban tổ chức đề ra dưới đây:

1. Tuân thủ theo sự sắp xếp của BTC, tôn trọng những thành viên của BTC. Xin lắng nghe và tuyệt đối không phản ứng lại người của BTC khi được nhắc nhở gây ảnh hưởng đến bầu không khí chung của khóa thiền.

2. Mang theo trang phục thoải mái và kín đáo để ngồi thiền. Phụ nữ không mặc đồ bó sát hay hở hang gợi cảm.

3. Quý thiền sinh vui lòng tự bảo quản các tài sản cá nhân, BTC sẽ không chịu trách nhiệm đối với các trường hợp mất mát xuất phát từ sơ suất cá nhân. Khi cần gửi đồ, quý thiền sinh vui lòng gửi tại văn phòng trong thời gian 7g-8g sáng hàng ngày. Văn phòng sẽ cất giữ hộ và trả lại quý thiền sinh theo giờ đăng ký.

4. Chánh niệm, tịnh khẩu, hạn chế giao tiếp đến mức tối thiểu trong suốt khóa thiền. Nếu có việc cần thiết, xin vui lòng nói khẽ vừa đủ nghe và cố gắng trao đổi thông tin trong thời gian ngắn. Không tụ tập bàn luận về bất cứ vấn đề gì.

5. Điện thoại và các liên hệ khác cần hạn chế tới mức tối đa. Tất cả thống nhất để chế độ im lặng hoặc chế độ rung và trong khi ăn uống tuyệt đối không nhấc máy. Với trường hợp khẩn cấp (của gia đình, của công ty) hành giả nên chọn nơi phải lẽ để liên lạc với âm thanh vừa phải, không gây ảnh hưởng đến người cùng phòng và những nơi công cộng. Trong khi ăn uống tuyệt đối không nhấc máy.

6. Luôn giữ chánh niệm trong từng sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, quét dọn...

7. Giữ gìn vệ sinh phòng ốc và khu vực sinh hoạt chung (đặc biệt là WC). Không xả giấy và rác bừa bãi. Tiết kiệm nước.

8. Tất cả thiền sinh đều phải giữ Bát quan trai giới (sẽ được phổ biến đến quý thiền sinh vào thời gian khai mạc, trong đó quý thiền sinh sẽ giữ giới không ăn chiều, chỉ uống một số loại nước theo quy định. Quý thiền sinh nào có vấn đề về sức khỏe vui lòng liên hệ để BTC chuẩn bị).

9. Tuyệt đối không được hút thuốc lá . Vì hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và người xung quanh. (Nếu hành giả vi phạm điều này, chúng tôi có thể trực tiếp mời hành giả rời khỏi trường thiền )

10. Vào giờ hành thiền, tất cả quý thiền sinh phải có mặt ở thiền đường. BTC sẽ đi kiểm tra và nhắc nhở từng phòng. Thiền sinh nào có bệnh đột xuất thì có thể đăng ký với BTC để sắp xếp điều trị.

11. Trong suốt khóa thiền, quý thiền sinh không được tùy ý ra khỏi khuôn viên chùa. Trong trường hợp khẩn cấp cần ra khỏi chùa trước thời hạn đăng ký, vui lòng báo với văn phòng. Để đảm bảo vấn đề an ninh, các phương tiện đi lại (xe máy, ô tô, xe đạp) phải được gửi đúng nơi quy đinh và chỉ lấy ra khi thiền sinh rời khóa thiền.

12. Quý thiền sinh  nào có nhu cầu mua sắm vật dụng cần thiết, vui lòng liên hệ với Văn Phòng. Văn phòng nhận mua đồ giúp thiền sinh vào thời gian từ 7g- 8g sáng và trả đồ lúc 5h chiều.

13. Quý thiền sinh nào phát tâm cúng đường trai tăng, cúng dường Tam bảo hay tùy  hỷ các khoản chi phí khác cho khóa tu xin vui lòng đăng ký tại văn phòng vào 7g-8g sáng hàng ngày.

14. Không được phép phát hành, in ấn băng đĩa kinh sách nào trong suốt khóa thiền (ngoại trừ được thiền sư và ban tổ chức cho phép  )

15. Trước khi rời khỏi trường thiền, quý thiền sinh hoan hỷ gửi lại những thứ đã được mượn tạm để sử dụng trong khóa thiền cho văn phòng. Xin vui lòng quét dọn và xếp đặt chăn, chiếu, mùng, mền gọn gàng.










CHÁNH NIỆM TỪNG KHOẢNH KHẮC


Khi nói về thiền mọi người thường thấy một thiền sinh ngồi với đôi mắt nhắm lại. Chỉ có ngồi thiền không có nghĩa là thiền sinh đó đang hành thiền, mà đơn giản là anh ta có thể đang ngồi rất yên lặng và miên man trong suy nghĩ.

Vậy chúng ta hành thiền khi nào? liệu chúng ta chỉ hành thiền khi có mặt ở thiền đường thôi sao? Chúng ta cần hành thiền ở mọi nơi, từ khi thức dậy cho tới khi đi ngủ. Liệu chúng ta có thể hành thiền trong nhà tắm hay không? Điều đó có nghĩa là không chỉ ngồi và mơ ngủ khi đi vệ sinh! Nhớ là luôn hay biết mọi lúc khi chúng ta ở thiền đường, trong khi đi thiền hành, khi đánh răng, khi rửa mặt, khi tắm, khi làm vệ sinh, khi đọc, khi nói chuyện, khi treo quần áo hay các hoạt động thường ngày khác.

Do chúng ta phải thực hành liên tục suốt cả ngày nên không cần thiết phải tiêu tốn quá nhiều năng lượng trong cùng một lúc.

Tuy nhiên, tâm cần phải hay biết, tỉnh thức, thư giãn, và quân bình, vì các phẩm chất này sẽ giúp trí tuệ sinh khởi.

Pháp bảo chỉ có khi chúng ta biết cách hành thiền, có thể áp dụng và duy trì việc hành thiền.




BẤT KỲ ĐỐI TƯỢNG NÀO!

Theo dõi thân chúng ta bây giờ, quan sát hay biết được gì khi không tập trung vào một điểm cụ thể ở mũi hay ở bụng? hãy hay biết khi ngồi, đứng, đi, cảm nhận cái nóng, cái nghe…liệu chúng ta thấy chỉ  khi nhìn hay không? Chúng ta cũng có thể thấy mà không cần nhìn chăm chú? Còn có cả tiếng đồng hồ, tiếng chim trong thiền đường, chúng ta có thể nghe những tiếng này mà không cần phải lắng nghe. Hay biết các đối tượng này có quá khó hay không? Liệu có mất nhiều năng lượng để quan sát hay không? Chúng ta cần phải hay biết theo cách như thế này trong suốt cả ngày.

Đừng cho rằng một đối tượng này tốt hơn một đối tượng khác, bởi vì các đối tượng đều bình đẳng.

Đối tượng chỉ là đối tượng, chúng sinh khởi theo bản chất của chúng. Như vậy, chúng ta có thể bắt đầu với bất kỳ đối tượng nào. Hãy bắt đầu với một trong sáu đối tượng thích hợp với chúng ta. Nhưng cho dù bắt đầu với bất cứ đối tượng nào chúng ta phải luôn có sự hay biết cùng với trí tuệ, đó là điều quan trọng.

HÃY KIỂM TRA TÂM THIỀN

Khi chúng ta đeo một cặp kính hồng, mọi vật sẽ trở thành mầu hồng, với một cặp kính xanh, mọi vật sẽ thành xanh. Quan sát các đối tượng cùng với tham hay sân cũng như đeo các cặp kính mầu này. Khi tâm quan sát có tham thì đối tượng sẽ là đối tượng của tâm tham. Khi tâm quan sát có sân thì đối tượng sẽ là đối tượng của tâm sân. Lúc đó tâm không thể quan sát đối tượng như là một đối tượng của Pháp nữa.

Rất khó để thấy được tâm tham hay sân khi chúng ta chủ ý quan sát các đối tượng tham, sân này, mà không thấy điều gì xảy ra trong tâm quan sát. Liệu có tham hay không? Liệu có sân hay không? Vấn đề không phải là điều gì đang xảy ra với đối tượng mà trạng thái tâm quan sát chúng như thế nào mới là quan trọng.

Chỉ khi tâm quan sát không có tham, sân hay si thì đối tượng mới trở thành đối tượng của Pháp.

QUAN SÁT MỘT CÁCH TỰ NHIÊN

Khi nào tâm cảm thấy căng thẳng? căng thẳng xuất hiện khi tâm muốn một cái gì đó mà không phải là quan sát cái đang xảy ra và khi tâm chối bỏ cái đang xảy ra. Phiền não không muốn quan sát các sự việc theo đúng bản chất của chúng; chúng luôn muốn một điều gì đó, muốn có kết quả, hay muốn kiểm soát cái đang xảy ra và như vậy chúng nỗ lực tập trung, cố gắng tạo ra hay phản kháng để có được cái chúng muốn. Thay vì các điều đó chúng ta chỉ cần chờ đợi và quan sát. Liệu có cần phải tập trung quan sát  nếu cứ để cho bất kỳ điều gì xảy ra một cách tự nhiên? Nếu không muốn tìm kiếm một kết quả đặc biệt hay cụ thể nào đó thì chúng ta không cần phải sử dụng quá nhiều năng lượng như thế. Chúng ta chỉ cần sử dụng trí tuệ và sự thích thú trong quan sát:

-   Điều gì đang xảy ra?
-   Nó chi phối như thế nào?
Nếu muốn quan sát sự việc xảy ra theo cách tự nhiên thì chúng ta cũng phải quan sát một cách tự nhiên. Đó là lý do tại sao tôi nói không được kiểm soát hay cưỡng chế bất kỳ điều gì. Hãy quan sát tâm và hay biết chúng càng nhiều càng tốt một cách liên tục trong suốt cả ngày.

NGỒI THIỀN

Chúng ta có thể quan sát cái gì? Chúng ta có thể quan sát bất cứ đối tượng nào sinh khởi. Nếu hướng tâm đến hơi thở chúng ta sẽ quan sát được hơi thở. Nếu hướng tâm tới tay chúng ta cũng quan sát được tay. Liệu có thể buộc tâm quay trở lại hơi thở khi đang hướng tâm tới tay hay không? Không thể được. Sẽ rất mệt mỏi khi cố đưa tâm trở lại hơi thở khi nó đang chú ý tới đối tượng khác. Đâu là sự khác biệt giữa hơi thở và tay? Không có gì khác biệt cả!

Điều gì xảy ra khi tâm hướng tới tiếng ồn? (các thìền sinh hay trả lời là ghi nhận tiếng ồn). Tiếng ồn có làm phiền chúng ta hay không? Chúng không làm phiền nếu chúng ta coi tiếng ồn cũng là hiện tượng tự nhiên. Chúng ta chỉ cần ghi nhận có cái nghe nếu cái nghe đang xảy ra.

Khi mới bắt đầu hành thiền chúng ta sẽ thấy tâm lo lắng, buồn ngủ hay phóng tâm, những cái đó không thành vấn đề.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thực hiện các công việc trong đó chủ yếu sử dụng các năng lượng phiền não, trong khi yêu cầu chúng ta phải thực hành không có tham hay sân. Lúc ban đầu tâm sẽ mất đi sức mạnh và trở nên yếu ớt. Qua một vài ngày thực hành khi phát triển được chánh niệm và sự ổn định của tâm, nó sẽ trở nên tỉnh thức. Điều gì sẽ xảy ra khi tâm có tỉnh thức? chúng ta sẽ nhận thấy có rất là nhiều suy nghĩ! Nhưng đừng lo lắng, điều đó là tự nhiên không có vấn đề gì cả.

Suy nghĩ sẽ dường như là vấn đề nếu chúng ta cho rằng chúng đang phân tán sự thực hành của mình và muốn ngừng chúng lại.

Nhưng liệu suy nghĩ không phải là tâm sao? Nếu thực sự muốn  học hỏi về tâm thì những suy nghĩ này đang chỉ dẫn cho chúng ta. Liệu chúng ta có quan sát được nó không? Tại sao lại nổi sân với suy nghĩ? (một số thiền sinh trả lời: cảm thọ và cảm xúc xuất hiện là do có các suy nghĩ này) nếu vậy chúng ta sẽ quan sát các cảm thọ sau đây:

Chúng cũng là điều phiền toái chăng? (Thiền sinh trả lời:Chúng chỉ là đối tượng - Đúng vậy!)
Nếu ghi nhận các cảm thọ này cũng là đối tượng có nghĩa là đang hành thiền minh sát.

Đừng đặt ra vấn đề thời gian trong khi ngồi thiền. Nếu bắt buộc phải ngồi trong một thời gian nhất định nào đó, chúng ta có thể trở nên lo lắng nếu không thực hiện được điều này (vì một lý do nào đó). Sự lo lắng này sẽ làm tâm bất an và phá vỡ sức định. Vì vậy đừng đặt ra thời gian cụ thể nào cả. Hay biết cái đang xảy ra trong khoảnh khắc hiện tại là đủ rồi. Nếu cảm thấy khó ngồi chúng ta có thể đứng dậy và đi thiền hành, nhưng phải luôn duy trì sự hay biết những gì đang xảy ra trong tâm và thân.

THIỀN HÀNH

Thiền hành cũng giống như khi ngồi thiền, khi đó chúng ta chỉ hay biết bất  kỳ cái gì đang sinh khởi hay xảy ra. Cứ để thân chuyển động một cách dễ dàng, tự nhiên. Hãy đi bình thường và tự nhiên. Đi với nhịp độ tự nhiên. Đừng đi quá chậm.

Đừng buộc mình phải quan sát các đối tượng liên quan tới thân khi đang đi. Chúng ta sẽ bị căng thẳng khi phải hướng tâm tới chân trong cả giờ đồng hồ khi đi thiền hành. Hãy hay biết toàn thân. Nếu nhận thấy đổ mồ hôi, hãy hay biết điều đó. Nếu nhận thấy chuyển động của tay hãy hay biết điều đó, tay chúng ta có nắm lại không hay chúng đang đung đưa. Chúng ta phải hay biết tất cả các hoạt động đó.

Chúng ta cũng phải hay biết khi nhìn, nghe, suy nghĩ, ngửi, xúc chạm hay cảm nhận trong lúc đi.

·  Tâm hay biết cái gì?
·  Trạng thái tâm ra sao?
·  Điều gì đang xảy ra trong tâm?
·  Tâm có bình an không?
Sẽ rất tốt nếu hay biết được tác ý dừng hay di chuyển và tốt hơn nữa nếu nhận ra được tại sao chúng ta tiếp tục đi.

THIỀN KHI ĂN

Kiểm tra xem cái nào mạnh hơn: ý muốn ăn hay ý muốn thực hành?

Tâm tham sẽ có mặt ngay khi bữa ăn bắt đầu. Hãy ưu tiên quan sát tâm trước, sự háo hức ăn lúc này rất mạnh.

Cảm thọ rõ rệt đi liền với ý muốn ăn này. Khi sự háo hức mạnh thì sự hay biết rất yếu hay không có mặt. Trạng thái tâm khi ăn thế nào, có được thư giãn không? Thường xuyên kiểm tra để chắc chắn rằng chúng ta không ăn cùng với sự háo hức. Ham muốn rõ rệt thì tâm sẽ cảm thấy hơi căng. Tâm sẽ có nhiều cách khác nhau để lựa chọn lấy đồ ăn. Chúng ta ăn ra làm sao? Chúng ra gắp gì tiếp sau khi vừa đưa một miếng vào miệng? Tâm ta đã chuẩn bị cho miếng kế tiếp rồi. Trừ khi chúng ta hay biết tâm đang làm gì, còn không sẽ tiếp tục theo dòng suy nghĩ và lên kế hoạch do sự háo hức thúc đẩy.

Đừng quá tập trung vào thức ăn mà hãy liên tục quan sát tâm khi đang ăn. Cố gắng nhận biết tâm hoạt động như thế nào khi đang ăn càng nhiều càng tốt.

· Chúng ta ăn với trạng thái tâm gì?
· Tâm cảm nhận ra sao?
· Có được thoải mãi không?
Khi tâm thư giãn chúng ta có thể quan sát sự chuyển động của thân. Ví dụ, chúng ta có thể quan sát cách mình cầm đũa ra sao? Sự xúc chạm, mở miệng, nhai hay cắn đồ ăn thành từng miếng nhỏ. Chúng ta cũng biết được nhiều vị khác nhau như mặn hay cay. Chúng ta có thể biết bất kỳ hay tất cả các đối tượng này. Liệu chúng ta có quan sát được món mình thích hay món mình không thích ăn hay không? Liệu cái đói có giống sự muốn ăn không? Cái đói xảy ra trong thân, còn sự muốn ăn xảy ra trong tâm và là hoạt động của suy nghĩ.

Đôi khi giữa ý muốn ăn và cảm xúc đói có sự liên hệ với nhau. Chúng ta chỉ cần quan sát tất cả các sự việc này và mọi thứ đang xảy ra theo bản chất của nó.






HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY

Thiền không chỉ là ngồi. Chúng ta đứng dậy sau khi ngồi thiền để làm các hoạt động khác ra sao? Hãy đứng dậy và làm trong chánh niệm. Khi chuyển tiếp từ ngồi thiền sang các hoạt động khác, hãy luôn chánh niệm. Chánh niệm  cần phải được duy trì liên tục trong cả ngày khi ngồi, khi đi, khi ăn hay làm các hoạt động khác. Làm như vậy các bất thiện tâm sẽ khó xen vào.

Chúng ta có hay biết tâm đang làm gì khi đi lên hay xuống cầu thang, khi tra chìa khóa mở cửa, khi mở hoặc đóng cửa. Khi bước vào phòng đầu hay chân vào trước? Chúng ta cần phải quan sát bản thân trong các hoạt động thường ngày như thế này. Chúng ta làm gì khi trở về phòng riêng của mình? Liệu khi vừa vào phòng chúng ra có tháo khăn và quăng nó lên giường hay không? Hãy tiếp tục hay biết khi chúng ta ở trong phòng của mình. Chúng ta có thể học hỏi từ bất kỳ cái gì đang xảy ra. Mỗi khoảnh khắc đều là khoảnh khắc thích hợp để hành thiền.

Hãy quan sát tất cả các hoạt động thường ngày như rửa mặt, đánh răng, chải đầu, thay quần áo. Cố gắng hay biết tất cả các hoạt động này cho dù là nhỏ nhất.

Lúc ban đầu có thể quan sát các hoạt động nổi trội trong thân, nhưng điều quan trọng là phải luôn kiểm tra tâm, vì trạng thái tâm thiền thì quan trọng hơn những gì xảy ra trong thân. Hãy có sự thích thú quan sát bất kỳ cái gì đang xảy ra và bất kỳ cái gì chúng ta đang làm, vì chúng ta muốn biết mọi thứ liên quan tới tâm và thân hoạt động ra làm sao.

Đồng thời cũng phải hay biết khi đi ngủ và khi chìm vào giấc ngủ. Khi thức dậy cũng phải biết tới cảm giác ngái ngủ hoặc muốn ngủ thêm. Đó cũng là hành thiền.

· Chúng ta hay biết cái gì khi vừa thức dậy?
· Thân nằm ngửa hay nằm sấp?
· Điều gì xảy ra trong thân?
· Điều gì xảy ra trong tâm?
Chúng ta đang sử dụng sự thông minh, trí tuệ của mình và liên tục làm cho chúng sắc bén do có sự thích thú trong khi thực hành, trong việc chúng ta đang làm và bằng cách đặt ra các câu hỏi như:

· Đó là cái gì?
· Điều gì đang xảy ra?
· Tại sao nó xảy ra?
Khi suy nghĩ về việc hành thiền và cách thức thực hành tức là chúng ta đang tạo ra các tư duy thiện, như vậy các tư duy bất thiện khó sinh khởi.   Hành thiền là làm sắc bén chánh niệm, phát triển sự ổn định của tâm và trí tuệ. Có một số câu hỏi cần suy xét như sau:

· Tôi đang làm gì?
· Tôi đang hành thiền ra sao?
· Tôi thực hành có đúng cách hay không?
· Tôi tiếp tục việc thực hành ra sao?
Trong giai đoạn đầu chúng ta có thể cảm thấy hơi mệt khi học cách thực hành cho thành thục. Nhưng khi đã biết thực hành cùng với thái độ chân chánh cả tâm và thân sẽ cảm thấy bình an.


CÁI ĐAU

Tham có mặt nếu chúng ta tự động điều chỉnh tư thế để làm giảm sự khó chịu hay nói cách khác nhất quyết không chuyển động bằng bất kỳ giá nào thì sân đang hoạt động. Dĩ nhiên không ai thích cái đau, cái ngứa, cái tê. Sân tự nhiên sinh khởi khi chúng ta quan sát cái đau này. Chúng ta có thể nhận ra các phản ứng này và tránh rơi vào các thái cực: điều chỉnh tư thế ngay lập tức hay không thay đổi tư thế bằng bất kỳ giá nào.

Liệu có phải là việc hành thiền nếu luôn hay biết cái đau này cùng với sân? Ví dụ, điều gi xảy ra khi chúng ta đang nổi sân với một ai đó và tâm lấy hình ảnh người đó làm đối tượng? tương tự như vậy cái đau sẽ tăng lên khi tâm quan sát nó cùng với sân. Khi có cái đau tâm sẽ bị hút vào cái đau này và chú tâm tới nó. Điều này xảy ra không phải là một kinh nghiệm thích thú mà là một kinh nghiệm khó chịu.

Chúng ta sẽ làm gì trong trường hợp này? Khi cái đau trở nên rõ rệt đừng quan sát vào cái đau vội. Đừng quan sát trực tiếp vào cái đau khi có sự kháng cự. Hãy kiểm tra trạng thái tâm trước. Chúng ta quan sát cái đau này ra sao? Tâm đang nghĩ về cái đau này như thế nào? Có nhiều suy nghĩ liên quan tới cái đau này. Tâm cảm thấy bị co lại và căng thẳng khi có cái đau này. Chúng ta khó sống với sự khó chịu này. Cố gắng quan sát cảm giác trong thân và các cảm thọ của tâm liên quan tới cảm giác này, chúng xảy ra đồng thời.

Ngay khi chúng ta chuyển đối tượng chú ý từ cái đau sang tâm chúng ta đã có thái độ buông bỏ.

Thái độ của tâm ở đây có thể là: “hãy để cho cái đau tự diễn ra một lát, tôi chỉ quan sát tới mức tối đa có thể và sẽ thay đổi tư thế khi không thể quan sát được nữa”.

Như vậy khi có đau thì hãy quan sát tâm lúc này có đôi chút khó chịu và rất khó để có thể chịu đựng cái đau này. Sân sẽ phóng đại tình huống và làm cho cái đau trở nên tê cứng. Thực tế thì nó không đau tới mức như vậy. Nếu sân không có mặt thì chỉ có các cảm giác vi tế mà thôi, cái đau sẽ không còn. Thậm chí khái niệm về “cái đau” lúc ban đầu cũng biến mất.

Nói tóm lại, có sự hiểu biết sẽ hỗ trợ nhất định khi chúng ta chưa thể xử lý được tình huống. Cố gắng chạy trốn khỏi cái đau khi nó mới xuất hiện chứng tỏ không có yếu tố của trí tuệ. Tâm tham chỉ được thỏa mãn khi tư thế thay đổi, còn tâm sân không thỏa mãn nếu thay đổi tư thế. Chỉ có trí tuệ mới nhận ra sự việc theo đúng bản chất của chúng.

Như vậy chúng ta có thể quan sát cho tới khi không chịu được cái đau nữa thì sẽ thư giãn đôi chút và thay đổi tư thế. Khi thay đổi tư thế cũng phải làm trong chánh niệm vì đó cũng là một phần của việc hành thiền. Đức Phật không bao giờ chỉ dạy là không được thay đổi tư thế trong khi thiền. Nếu cần thấy thay đổi thì nên thay đổi. Nếu không cần thay đổi thi đừng thay đổi. Sẽ không có trí tuệ nếu cưỡng ép bản thân chịu đựng cái đau khi nó trở nên quá căng thẳng. Từng chút một tăng thời lượng ngồi thiền và chúng ta sẽ thấy mình có thể ngồi được lâu hơn. Một khi tâm đã trong sáng và an định (có thái độ chân chánh) chúng ta có thể quan sát bất kỳ cái gì mình muốn. Với tâm thư giãn quân bình này, khi quan sát lại cái đau trước đó chúng ta sẽ không còn cảm thấy đau nữa. Khi tâm bắt đầu hiểu được điều này thì sự chấp nhận sẽ diễn ra một cách tự nhiên.
CẢM THỌ

Chừng nào có tâm thì có cảm thọ và có 3 loại cảm thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ xả (thọ không khổ không lạc). Còn có thân là còn có đau, có bệnh.

Điều gì quan trọng hơn: cảm thọ biến mất hay là học hỏi từ cảm thọ?

Vậy vượt qua cảm thọ nghĩa là gì? Vượt qua cảm thọ khi tâm không có phản ứng cùng với tham hay sân, mà nó vẫn duy trì được sự hay biết cùng với trí tuệ. Tức là không có cảm thọ thích hay không thích đối với hiện tượng đang xảy ra trong thân. Tâm ở trạng thái xả và có trí tuệ đi cùng. Đó là ý nghĩa của việc vượt qua cảm thọ.

Thậm chí ngay cả khi cho rằng chúng ta đang học hỏi từ đối tượng thì cũng luôn có sự đối kháng đối với đối tượng khó chịu và mong muốn nó biến mất. Chúng ta luôn muốn cái tiêu cực biến đi và cố gắng chấm dứt nó. Khi cái tích cực sinh khởi thì chúng ta lại muốn nó kéo dài hơn. Liệu đó có phải là Pháp hay không?

Công việc của chúng ta là ghi nhận cảm thọ chỉ là cảm thọ. Cảm thọ này không phải là một con người hay là một thực thể và nó cũng không có bất kỳ điều gì để làm với “chúng ta”.

Chúng ta cần phải thực hành để sự hiểu biết và trí tuệ như thế này sinh khởi. Khi nhận ra rằng không có một cá nhân nào cả thì chúng ra sẽ không còn thấy vấn đề gì nữa.

Vấn đề chỉ nảy sinh khi chúng ta coi cảm thọ là “của mình”. Vì vậy hãy nhận ra thái độ tiềm ẩn này khi cảm thọ sinh khởi. Chúng ta thực hành vì muốn có sự hiểu biết.

CƠN SÂN CHỈ LÀ CƠN SÂN, NÓ CŨNG LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Ngài trưởng lão Shwe Oo Min thường hỏi: “cơn sân lớn chừng nào bằng nắm tay hay bằng quả bóng?” liệu cơn sân của người Trung Hoa có mạnh hơn cơn sân của người Ấn không? Không có cơn sân nào mạnh hơn cả, vì chúng đều giống nhau, cơn sân chỉ là cơn sân.
Chúng ta thường nói cơn sân của người khác là “họ sân” và cơn sân của mình là “tôi sân”. Đó là thái độ sai. Hành thiền để hiểu về bản chất thật sự của các phiền não này, chúng ta không thể học hỏi được khi coi các phiền não này là của mình.

Sân và tham có bản chất riêng của chúng, sân thì thô tháo và có bản chất phá hủy. Mặt khác, tham có bản chất dính mắc và nắm giữ, cái tham thì không muốn buông bỏ.

Bản chất của tâm là phải có cả kinh nghiệm tốt và kinh nghiệm xấu trong lúc hành thiền. Khi có thái độ và ý tưởng sai lầm thì tham hay sân sinh khởi, khi có thái độ chân chánh trí tuệ sinh khởi. Các khó khăn chúng ta gặp phải là do không có thông tin đúng đắn trong việc quan sát và không có sự hiểu biết về bản chất của tâm. Thật khó khăn để thực hành mà không có sự hiểu biết thấu đáo về cách thực hành. Khi có sự hiểu biết thực sự mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp.

CỐ GẮNG BỀN BỈ

Muốn có được chánh niệm tự nhiên, thì cần phải có sự cố gắng bền bỉ trong từng khoảnh khắc.

Chúng ta không làm được điều này là do sự cố gắng miễn cưỡng, nó làm tiêu tốn nhiều năng lượng cùng một lúc và chỉ giãn ra khi chúng ta trở nên mệt mỏi. Khi năng lượng phục hồi chúng ta sẽ trở nên tỉnh táo và bắt đầu hay biết trở lại. Không thể phát triển được chánh niệm một cách liên tục nếu cứ làm theo cách ngẫu nhiên nảy.

Hãy phát triển chánh niệm một cách liên tục. Khi có chánh niệm một cách liên tục, tâm có thể liên tục quan sát toàn bộ tiến trình để thấy cái gì tới trước đó, cái gì xảy ra sau đó mà không cần phải ép buộc, tâm sẽ nhận ra được mối quan hệ giữa nhân và quả.

Chỉ còn công việc là hay biết cái đang xảy ra và cái xảy ra tiếp theo. Chỉ có công việc duy nhất này mà thôi, không có công việc nào khác nữa.

Với sự cố gắng bền bỉ chúng ta sẽ phát triển được khả năng chịu đựng và sự tin tưởng vào bản thân. Hãy thử làm xem sao nếu quí vị chưa tin điều này. Chúng ta sẽ thấy hạnh phúc khi có thể hiểu về bản thân mình. Hạnh phúc này xuất phát từ đâu? Hạnh phúc này là do có  sự hiểu biết.
CHÁNH NIỆM CÓ ĐÀ

Khi chánh niệm và sức định yếu thì phiền não rất mạnh trong tâm, chúng ta không thể quan sát được thực tại cho dù cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa. Không có chánh niệm một cách liên tục thì tâm quan sát một sự việc nó bỏ lỡ và nó quan sát lại một lần nữa. Liệu chúng ta có thể hiểu toàn bộ nội dung nếu chúng ta bỏ lỡ một số cảnh trong một cuốn phim? Sự không liên tục này sẽ là khó khăn để nắm bắt toàn bộ bức tranh và trí tuệ không có cơ hội phát triển. Đó là lý do vì sao tôi nhấn mạnh là phải duy trì chánh niệm một cách liên tục.

Chúng ta chỉ cố gắng hay biết một cách liên tục để tạo đà cho chánh niệm. Khi chánh niệm có sức mạnh, tâm sẽ hay biết được nhiều đối tượng và chánh niệm sẽ tạo được đà cho chính nó. Chúng ta không làm công việc hay biết càng nhiều càng tốt.

GIÁ TRỊ CỦA CHÁNH NIỆM

Khi mới hành thiền chánh niệm, định và tuệ chưa có, chúng chỉ có mặt sau một thời gian thực tập. Hãy đánh giá cao về sự có mặt về các phẩm chất thiện tâm này. Giá trị của chánh niệm là gì?    Chánh niệm loại bỏ cái gì? Chánh niệm loại bỏ và thay thế sự thất niệm.

Chúng ta muốn ghi nhận phiền não sinh khởi như là một hiện tượng tự nhiên. Cái thiện sinh khởi cũng là Pháp mà bất thiện sinh khởi cũng là Pháp.

Chúng ta thực hành là để có thái độ chân chánh, hiểu về bản chất của các hiện tượng tự nhiên (Pháp) và để tận diệt các phiền não.






THẾ NÀO LÀ CÓ THÁI ĐỘ ĐÚNG
KHI HÀNH THIỀN

Thiền sư U Tejaniya


1.     Khi hành thiền:
Không quá chú tâm.
Không kiểm soát hay áp chế tâm.
Đừng cố tạo điều gì.
Đừng cưỡng ép, kiềm chế hay ngăn ngừa kinh nghiệm đang xảy ra.


2.     Tại sao phải quá chú tâm khi hành thiền?
Có phải do mong muốn điều gì xảy ra?
Hay muốn chấm dứt điều gì đang xảy ra?
Thường thì chúng ta mắc phải những lỗi này.


3.     Không cố gắng tạo ra bất kỳ điều gì, mà cũng không loại bỏ bất kỳ điều gì đang xảy ra.
Luôn hay biết những gì sinh khởi, chấm dứt hay đang xảy ra.




4.     Hiện giờ tâm đang ở đâu? Đang quan sát bên trong tâm và thân của minh hay đang quan sát bên ngoài.


5.     Chỉ khi nào tâm quan sát không có tham, sân hoặc lo âu, sợ sệt thì tâm thiền
mới khởi sinh.


6.     Cố tạo ra điều gì mới là tham.
Cố loại bỏ những gì đang xảy ra là sân.
Không hay biết điều gì đang xảy ra hay đã chấm dứt là si.



7.     Đừng kỳ vọng.
Đừng mong muốn.
Đừng lo lắng, băn khoăn.
Vì tâm mong cầu, ham muốn hay lo lắng thì pháp hành sẽ bị trở ngại.


8.     Luôn kiểm tra lại thái độ trong
 khi hành thiền.


9.     Việc hành thiền là chấp nhận, thư giãn và quan sát bất kỳ điều gì xảy ra cho dù là tốt hay xấu.


10. Sẽ là không công bằng nếu chỉ muốn có những kinh nghiệm tốt và không muốn có những kinh nghiệm khó chịu xảy ra (cho dù là nhỏ nhất).


11. Đừng hành thiền với tâm mong cầu điều gì xảy ra.
Mong cầu điều gì chỉ làm cho tâm thêm căng thẳng và mệt mỏi.


12. Pháp hành sẽ không còn đúng nếu chúng ta cố gắng tạo ra kinh nghiệm mà mình mong muốn. Hãy chỉ hay biết và quan sát những gì đang xảy ra đúng với bản chất của nó.


13. Nếu thấy tâm mệt mỏi nghĩa là có sự mất quân bình.
Việc hành thiền sẽ trở nên khó khăn nếu tâm bị căng thẳng.
Khi tâm hay thân mệt mỏi, hãy kiểm tra xem
 có thái độ chân chánh trong việc quan sát hay không?


14. Tâm và thân phải được thoải mái.
Tâm thiền phải luôn thư giãn và bình an.
Tâm nhẹ nhàng, rỗng rang sẽ giúp cho việc hành thiền tốt đẹp.


15. Hãy tự hỏi:
Tâm đang làm gì?
Đang suy nghĩ hay đang hay biết?


16. Đừng cảm thấy bị quấy rầy bởi tâm
 suy nghĩ.
Hành thiền không phải để ngăn ngừa tâm
 suy nghĩ, mà để nhận ra suy nghĩ khi nó vừa khởi sinh.


17. Tâm quan sát có sự hay biết một cách sâu sắc hay chỉ hời hợt?


18. Không cần loại bỏ phiền não.
Chỉ cần hay biết, ghi nhận phiền não khi chúng sinh khởi, vì mục đích của việc hành thiền là quan sát và học hỏi bản chất của phiền não và các hiện tượng diễn ra trên tâm và thân.


19. Đối tượng không quan trọng.
Tâm ở đằng sau đang quan sát đối tượng thì quan trọng hơn.


20. Chỉ khi có đức tin (Saddha),
 tinh tấn (Viriya) mới sinh khởi.

Chỉ khi có tinh tấn, niệm (Sati) sẽ liên tục.

Chỉ khi niệm liên tục, định (Samadhi)
mới được thiết lập.

Chỉ khi định được thiết lập, sự hiểu biết
 thực sự mới đến.

Khi sự hiểu biết thực sự đã có, đức tin
sẽ được tăng trưởng.


21. Chỉ quan sát những gì đang xảy ra trong thời khắc hiện tại.
Không trở lui về quá khứ, mà cũng không hướng đến tương lai.




NIỆM RẢI TÂM TỪ (METTA BHAVANA)

Ahaṁ avero homi
Cầu cho tôi thoát khỏi mọi oan trái

abyapājjho homi
Tâm không phiền não

anīgho homi
Thân không bệnh tật

sukhī - attānaṁ pariharami
Luôn được an vui, không gặp chướng ngại

Mama mātāpitu
Nguyện cho cha mẹ

ācariyā ca ñātimitta ca
cùng thầy tổ, bà con

sabrahma - carino ca
và các bạn đạo hữu

Averā hontu,
thoát khỏi mọi oan trái

Abyāpajjā hontu,
Tâm không phiền não

Anīghā hontu,
Thân không bệnh tật

sukhī attānaṃ pariharantu.
Luôn được an vui, không gặp chướng ngại

Imasmiṁ ārāme sabbe yogino
Nguyện cầu cho các thiền sinh nơi đây

Averā hontu,
thoát khỏi mọi oan trái

Abyāpajjā hontu,
Tâm không phiền não

Anīghā hontu,
Thân không bệnh tật

sukhī attānaṃ pariharantu.
Luôn được an vui, không gặp chướng ngại

Imasmiṁ ārāme sabbe bhikkhu
Nguyện cầu cho các chư tăng ni

samanera ca
cùng các sadi

upasaka - upasikayo ca
hết thảy nam nữ cư sĩ nơi đây

Averā hontu,
thoát khỏi mọi oan trái

Abyāpajjā hontu,
Tâm không phiền não

Anīghā hontu,
Thân không bệnh tật

Sukhī attānaṃ pariharantu.
Luôn được an vui, không gặp chướng ngại

Amakaṁ catupaccaya - dayaka
Nguyện cầu cho các thí chủ hộ độ

Averā hontu,
thoát khỏi mọi oan trái

abyāpajjā hontu,
Tâm không phiền não
Anīghā hontu,
Thân không bệnh tật

sukhī attānaṃ pariharantu.
Luôn được an vui, không gặp chướng ngại


Amhakaṁ ārakkha devatā
Nguyện cầu cho các chư thiên hộ trì

Ismasmiṁ vihāre
trong tự viện

Ismasmiṁ āvāse
tại trú xứ này

Ismasmim arame
và trong khuôn viên này

ārakkha devatā
Nguyện cầu cho các chư thiên hộ trì

Averā hontu,
thoát khỏi mọi oan trái

Abyāpajjā hontu,
Tâm không phiền não

Anīghā hontu,
Thân không bệnh tật

Sukhī attānaṃ pariharantu.
Luôn được an vui, không gặp chướng ngại

Sabbe sattā,
Nguyện cầu cho tất cả chúng sinh

sabbe pāṇā,
tất cả chúng sinh có sinh mạng

sabbe bhūtā,
tất cả chúng sinh hiện hữu

sabbe puggalā,
tất cả các hạng chúng sinh

sabbe attabhāva - pariyāpannā,
tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn

sabbā itthiyo,
tất cả nữ giới

sabbe purisā,
tất cả nam giới

sabbe ariyā,
tất cả bậc Thánh nhân

sabbe anariyā,
tất cả các hạng phàm nhân

sabbe devā,
tất cả chư thiên

sabbe manussā,
tất cả nhân loại

sabbe vinipātikā,
tất cả chúng sinh trong bốn đọa xứ

Averā hontu,
thoát khỏi mọi oan trái

Abyāpajjā hontu,
Tâm không phiền não

Anīghā hontu,
Thân không bệnh tật

Sukhī attānaṃ pariharantu.
Luôn được an vui, không gặp chướng ngại
Dukkhā muccantu
Nguyện cho tất cả thoát khổ đau

Yatthā-laddha-sampattito māvigacchantu
Không bị tước đoạt hạnh phúc đã có

Kammassakā
Tất cả chúng sinh là chủ nhân của nghiệp do mình tạo ra

Puratthimāya disāya,
trong hướng Đông

Pacchimāya disāya,
hướng Tây

Uttarāya disāya,
hướng Bắc

Dakkhiṇāya disāya,
hướng Nam

Puratthimāya anudisāya,
hướng Đông - Nam

Pacchimāya anudisāya,
hướng Tây - Bắc

Uttarāya anudisāya,
Hướng Đông - Bắc

Dakkhiṇāya anudisāya,
hướng Tây - Nam

Heṭṭhimāya disāya,
hướng dưới

Uparimāya disāya.
và hướng trên

Sabbe sattā,
Nguyện cầu cho tất cả chúng sinh

sabbe pāṇā,
tất cả chúng sinh có sinh mạng

sabbe bhūtā,
tất cả chúng sinh hiện hữu

sabbe puggalā,
tất cả các hạng chúng sinh

sabbe attabhāva - pariyāpannā,
tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn

sabbā itthiyo,
tất cả nữ giới

sabbe purisā,
tất cả nam giới

sabbe ariyā,
tất cả bậc Thánh nhân

sabbe anariyā,
tất cả các hạng phàm nhân

sabbe devā,
tất cả chư thiên

sabbe manussā,
tất cả nhân loại

sabbe vinipātikā,
tất cả chúng sinh trong bốn đọa xứ

Averā hontu,
thoát khỏi hiểm nguy

abyāpajjā hontu,
thoát khỏi phiền muộn

Anīghā hontu,
thoát khỏi khổ đau

sukhī attānaṃ pariharantu.
luôn được an vui, hạnh phúc

Dukkhā muccantu
Nguyện cho tất cả thoát khổ đau

Yatthā-laddha-sampattito māvigacchantu
Không bị mất những gì đã thành tựu

Kammassakā
Tất cả chúng sinh là chủ nhân của nghiệp

Uddham yāva bhavaggā ca,
Phía trên lên mãi vô cùng,

Adho yāva avīcito;
Phía dưới đến tận cùng A-tỳ ngục,

Samantā cakkavālesu,
Trong toàn khắp thiên hà vũ trụ,

Ye sattā pathavīcarā;
Những sinh linh nào sống trên đất

Abyāpajjā niverā ca,
Nguyện cho tất cả không còn ác ý,
Nguyện cho tất cả không còn oan trái,

niddukkhā cā’nuppaddavā.
Thoát khổ đau và thoát mọi hiểm nguy.

Uddham yāva bhavaggā ca,
Phía trên lên mãi vô cùng,

Adho yāva avīcito;
Phía dưới đến tận cùng A-tỳ ngục,

Samantā cakkavālesu,
Trong toàn khắp thiên hà vũ trụ,

Ye sattā udakecarā;
Những sinh linh nào sống dưới nước

Abyāpajjā niverā ca,
Nguyện cho tất cả không còn ác ý,
Nguyện cho tất cả không còn oan trái,

Niddukkhā cā’nuppaddavā.
Thoát khổ đau và thoát mọi hiểm nguy.

Uddham yāva bhavaggā ca,
Phía trên lên mãi vô cùng,

Adho yāva avīcito;
Phía dưới đến tận cùng A-tỳ ngục,

Samantā cakkavālesu,
Trong toàn khắp thiên hà vũ trụ,

Ye sattā ākāsecarā;
Những sinh linh nào sống trên không

Abyāpajjā niverā ca,
Nguyện cho tất cả không còn ác ý,
Nguyện cho tất cả không còn oan trái,

Niddukkhā cā'nuppaddavā.
Thoát khổ đau và thoát mọi hiểm nguy.

PHÁT NGUYỆN VÀ HỒI HƯỚNG

Imāya dhammānu dhammapaipattiyā Buddha pūjemi.
Bằng sự thực hành pháp này, con xin cúng dường Đức Phật

Imāya dhammānu dhammapaipattiyā Dhamma pūjemi.
Bằng sự thực hành pháp này, con xin cúng dường Đức Pháp

Imāya dhammānu dhammapaipattiyā Sagha pūjemi.
Bằng sự thực hành pháp này, con xin cúng dường Đức Tăng

Imāya dhammānu dhammapaipattiyā matapitaro pūjemi.
Bằng sự thực hành pháp này, con xin cúng dường cha mẹ

Imāya dhammānu dhammapaipattiyā acariye pūjemi.
Bằng sự thực hành pháp này, con xin cúng dường thầy tổ

Addhā imāya paipattiyā jāti-jāra-byādhi-maraamhā parimuccissāmi.
Với việc hành thiền này, nguyện cho con thoát khỏi sự khổ của già và chết

Ida me puñña āsavakkhayā’vaha hotu.
Do sự phước báu này của con, sẽ là duyên lành tận diệt lậu hoặc trong ngày vị lai

Ida me puñña nibbānassa paccayo hotu.
Do sự phước báu này của con, sẽ là duyên lành dẫn đến Đạo Quả trong ngày vị lai

Mama puññabhāga sabbasattāna dema;
Xin chia phước đồng đều đến tất cả chúng sinh

Sabbe satta sukhita hotu
Nguyện cầu cho tất cả chúng sinh được an vui

Sadhu! Sadhu! Sadhu!
Lành thay! Lành thay! Lành thay!



TÁC BẠCH DÂNG CÚNG TRAI TĂNG


Kính Bạch Chư Đại Đức Tăng, chúng con xin dâng cúng những thực phẩm này gọi là Lễ Trai Tăng.

·    Do sự phước báu mà chúng con đã trong sạch làm đây, xin hồi hướng đến thân bằng quyến thuộc đã quá vãng. Cầu mong cho các vị ấy hằng được sự an vui.

·    Do sự phước báu mà chúng con đã trong sạch làm đây, xin chia phước đến thân bằng quyến thuộc còn hiện tiền và tất cả chúng sinh trong 31 cõi. Cầu mong cho các vị ấy hằng được sự an vui.

·    Do sự phước báu mà chúng con đã trong sạch làm đây, hãy là mối duyên lành để dứt khỏi những điều ô nhiễm ngủ ngầm nơi tâm trong ngày vị lai.

Sadhu! Sadhu! Sadhu!




BÀI ĐỌC TRƯỚC KHI ĂN

Chân chánh quán tưởng, thức ăn này thọ dụng:

không phải để đùa vui,
không phải để thích thú,
không phải để béo tốt,
không phải để làm đẹp,
chỉ để nuôi dưỡng thân này,
giúp đẩy lui sự khó chịu,
và để thực hành phạm hạnh.
"Cảm thọ cũ được xua tan,
Cảm thọ mới không sinh khởi.
Tôi sẽ sống thanh thản, không bị chê trách."

(cảm thọ cũ = cơn đói, cảm thọ mới = ăn quá độ)

Nguyện cho tất cả chúng sinh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui, đừng có khổ, đừng làm hại lẫn nhau, đừng hẹp lượng, hãy cho được sống lâu, đừng có bệnh hoạn, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được an vui. Tất cả chúng sinh đang đau khổ rồi, xin cho dứt đau khổ; đang kinh sợ, xin cho hết kinh sợ; đang thương tiếc, xin cho hết thương tiếc.


THỜI KHÓA HÀNG NGÀY
DAILY SCHEDULE
                            
               
3h30  

Thức chúng/Wake-up call
4h00 - 5h00
        
Tọa thiền/Sitting 
5h30

Ăn sáng/Breakfast
7h00 - 8h00
        
Tọa thiền/Sitting
8h00 - 9h00
       
Thiền hành/Walking
9h00 - 10h00

Tọa thiền/Sitting
10h30

Ăn trưa/Lunch
13h00 - 14h00
   
Tọa thiền/Sitting
14h00 - 15h00
Thiền hành/Walking

15h00 - 16h00
Tọa thiền/Sitting

16h00 - 17h00
Thiền hành/Walking

17h00 - 18h00      
Vệ sinh cá nhân/Personal hygiene

18h00 - 19h00
Tọa thiền/Sitting
19h00 - 20h00     
Thiền hành/Walking

20h00 - 21h00     
Tọa thiền và hồi hướng
Sitting and sharing merits




MỘT SỐ ĐIỀU LIÊN QUAN CHO VIỆC HỘ TĂNG

1.              Tất cả các đồ ăn, thức uống đều phải được dâng (trừ nước lọc và tăm xỉa răng). Khi dâng không đứng quá xa, tránh để chư tăng khỏi với tay.
2.              Đồ ăn thức uống đã dâng cho chư tăng, nếu cư sĩ đụng vào thì phải được dâng lại mới hợp lệ.
3.              Thuốc trị bệnh có thành phần đường chỉ được giữ tối đa 7 ngày. Nếu trong thuốc không có đường được giữ hết đời.
4.              Có 5 loại được coi là thuốc, được phép dùng vào buổi chiều (sau 12 giờ trưa) và được giữ tối đa 7 ngày: bơ lỏng, bơ đặc, dầu, mật ong và đường.
5.              Cà phê không đường sữa và hoặc sô cô la được phép dùng vào buổi chiều (theo truyền thống Thái Lan).
6.              Không được dùng trà vào buổi chiều (theo truyền thống Miến Điện).
7.              Chư tăng được phép xả đồ không dùng đến cho cha mẹ hoặc người hộ tăng (kappiya).
8.              Không nên mượn các vật dụng của chư tăng dùng cho cá nhân.
9.              Chư tăng được phép xin hoặc yêu cầu người thân trong gia đình trong phạm vi 7 đời hoặc người đã tác bạch thỉnh mời.
10.       Chư tăng không được phép yêu cầu đồ ăn trừ khi có bệnh và không được phép cất giữ đồ ăn qua đêm.
11.       Có 8 thứ vật dụng cơ bản của một vị sư: Tam Y (y thượng, y nội, và  tăng già lê), bát, dao cạo, kim chỉ, dây lưng và đồ lọc nước.
12.       Trái cây trước khi dâng phải làm theo luật (kappiya) bằng cách đốt, khía bằng dao hoặc móng tay hay bỏ hết hạt.
13.       Chư tăng không được phép trực tiếp nhận tiền bạc. Người muốn cúng dường phải nói trước: “Ai là người hộ tăng(kappiya) cho sư?” Sau khi gửi tứ vật dụng (tiền) cho người kappiya, thí chủ quay trở lại tác bạch rằng: “Con (tôi) đã cúng dường tứ vật dụng cho sư trị giá …., hiện nay người hộ tăng của sư đang cất giữ. Bất cứ khi nào có nhu cầu gì, thỉnh sư yêu cầu người hộ tăng để thu xếp” hoặc người hộ tăng sẽ thay mặt thí chủ cúng dường để tác bạch. Chỉ sau khi đã tác bạch thì vị sư mới được yêu cầu.
14.       Chư tăng không được phép ngồi chung với người nữ trong chỗ khuất.
15.       Một số sư có hạnh nguyện chỉ ăn trong bát các đồ ăn sau khi đã nhận. Tất cả cơm, thức ăn, bánh, trái cây đều được cho vào trong bát. (không ăn đồ dâng thêm sau)
16.       Không dùng các từ như: ”cơm, bánh” hoặc tên các món ăn cụ thể khi thỉnh mời các vị sư trai tăng; có thể nói như sau: “xin thỉnh sư thọ thực (bữa sáng, bữa trưa” hay chỉ là: “xin thỉnh sư đi thọ thực”
17.       Có thể ở qua đêm chung mái nhà nếu có tường ngăn hoặc lối đi riêng.
18.       Thí chủ có thể tác bạch xin hộ độ chư tăng theo kỳ hạn hoặc không kỳ hạn.
19.       Không dâng đồ ăn vật thực sái giờ (sau 12 giờ trưa), trừ nước ép một số trái cây đã lọc bỏ hết xác (nước mía, cam …)
20.       Không nên chạm trực tiếp hoặc gián tiếp vào chư tăng.
21.       Có 4 yếu tố để việc cúng dường thành tựu từ phía thí chủ: 1. Giữ giới trong sạch (5 giới hoặc 8 giới). 2. Vật cúng dường có được do làm ăn lương thiện. 3. Tâm trong sạch (không xuất phát từ việc mưu cầu hoặc tâm tham). 4. Có đức tin về luật, nghiệp quả.
22.       Không dâng đồ ăn trước khi bình minh ló rạng (mùa hè khoảng 5 giờ 30 phút, mùa đông khoảng 6 giờ). Một cách để kiểm tra thời gian hợp lệ là thấy rõ chỉ tay vào sớm bình minh.
23.       Một vị sư đang nhập hạ được phép đi không quá 7 ngày nếu. Tuy nhiên nếu phật tử hay bất kỳ người nào yêu cầu: “Xin thỉnh sư đến nói Pháp” thì vị sư sẽ được ra đi hợp lệ.
24.       Một vị sư thuyết pháp nói đạo cần sự có mặt của ít nhất một nam cư sĩ.
25.       Khi Tỳ Kheo thấy người ta giết thịt con vật cho mình ăn, hoặc nghe thấy  tiếng con vật bị giết, hoặc nghi người ta giết con vật đó cho mình ăn thì không được thọ dụng thịt đó.
26.       Tỳ kheo không nhận thịt sống, thịt tái. Có 10 loại thịt Tỳ Kheo không được ăn: thịt người, thịt hổ, báo, voi, ngựa, gấu, chó, sư tử, mèo rừng (để tránh bị chúng ngửi thấy mùi đồng loại và tấn công khi tỳ kheo ở rừng hoặc đi khất thực và tránh thế gian chê trách).



Hướng dẫn phát âm tiếng Pali
1. Các phụ âm được sắp xếp thành Ðoàn (Vagga):
Gồm có 25 phụ âm được phân chia ra như sau:


Âm ít vang & nhẹ
(1)
Âm ít vang & gió
 (2)
Âm vang & nhẹ
(3)
Âm vang & gió
(4)
Âm mũi
 
(5)
1. Âm cổ họng
k
kh
g
gh
2. Âm nóc họng
c
ch
j
jh
ñ
3. Âm uốn lưỡi
ṭh
ḍh
4. Âm răng
t
th
d
dh
n
5. Âm môi
p
ph
b
bh
m
2. Các phụ âm còn lại gọi là Vô Ðoàn (Avagga):
Gồm có 8 phụ âm còn lại: y, r, l, v, s, h, ḷ, ṁ

Phát âm :
 k tương tợ như âm "cờ" trong chữ "cái ca" của tiếng Việt.
- kh lúc phát âm giống như âm k ở trên nhưng hơi thót bụng lại để có làn hơi đẩy ra, tương tợ như kờ-hờ đọc nhanh.
- g tương tợ như âm "gờ" trong chữ "gà" của tiếng Việt, nhớ làm cho dây thanh quản rung nhiều.
- gh lúc phát âm giống như âm g ở trên nhưng hơi thót bụng lại để có làn hơi đẩy ra, tương tợ như gờ-hờ đọc nhanh. 
-  tương tợ như "ng" của tiếng Việt; nên nhớ âm này được phát hơi ra bằng mũi.
- c giống như "chờ" với giọng bị chớt, chú ý vị trí của lưỡi trước lúc phát âm.
- ch cách phát âm giống như trên, hơi thót bụng lại để có hơi gió phát ra như "chờ-hờ".
- j có sự rung mạnh của dây thanh quản, gần giống như "z" của tiếng Pháp.
- jh phát âm giống như j ở trên, nhớ thót bụng để có hơi gió từ phía dưới được đẩy lên tạo ra âm như "zờ-hờ".
- ñ tương tợ như âm "nhờ" củatiếng Việt, điều cần nhớ là âm này được phát hơi ra ở mũi.
- t giống "tờ" của tiếng Việt.
- th tương tợ như "tờ-hờ" của tiếng Việt, chú ý làn hơi ra ở miệng mạnh hơn.
- d giống âm "đờ" của tiếng Việt, để ý dây thanh quản.
- dh giống âm trên, chú ý thót bụng để có hơi gió tạo ra âm như là "đờ-hờ".
- n là âm phát ra ở mũi.
- p giống "pờ" của tiếng Việt.
- ph phát âm như "pờ-hờ", nhớ thót bụng lại để có làn hơi gió mạnh thổi ra.
- b giống "bờ" của tiếng Việt, chú ý đến sự rung của dây thanh quản.
- bh giống như "bờ-hờ" đọc nhanh. Chú ý hơi gió được đưa ra và sự rung của dây thanh quản.
- m cũng giống như "mờ" của tiếng Việt, nhớ đây là âm mũi.
a đọc như "á" tiếng Việt,
i đọc như "í" tiếng Việt,
u đọc như "ú" tiếng Việt.
ā đọc như "a" được kéo dài của tiếng Việt,
ī đọc như "i" được kéo dài tiếng Việt,
ū đọc như "u" được kéo dài tiếng Việt,
e đọc như "ê" được kéo dài tiếng Việt,
o đọc như "ô" được kéo dài tiếng Việt.



-  được xếp vào âm mũi (nāsikaja) - còn được gọi là niggahita hoặc anusara - có sự phát âm phụ thuộc vào nguyên âm đi trước và có giọng mũi. Ví dụ, iṁ được đọc như là "ing" với giọng mũi, uṁ được đọc như là "ung" với giọng mũi, v.v...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét